Bệnh đau thần kinh tọa có nguy hiểm không ? Nguyên nhân và cách điều trị khỏi bệnh.

Đau thần kinh tọa là bệnh lý mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải gây ra những cơn đau khó chịu. Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không ? Cùng tìm hiểu thông về bệnh này cũng như cách điều trị dứt điểm bệnh một cách hiệu quả nhé.

>> Xem thêm bài viết: Đau thần kinh tọa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh dứt điểm

Bệnh đau thần kinh tọa có nguy hiểm không ?

Bệnh thần kinh tọa là căn bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 30 40 cho đến 60 70 tuổi. Bệnh xảy ra khi mà dây thần kinh tọa, chính là dây thần kinh chạy dọc suốt từ lưng cho tới gót chân của bạn, bị gặp sự cố. Điều này khiến cho bạn bị đau suốt dọc cẳng chân, ảnh hưởng tới khả năng đi lại, vận động và làm việc.

 

Bệnh đau thần kinh tọa nam giới dễ có nguy cơ mắc phải nhiều hơn phụ nữ do tính chất công việc cũng như sự vận động của họ nhiều hơn. Dây thần kinh tọa khi này bị chèn ép do có tác động của gai cột sống lưng, khối thoát vị đĩa đệm làm cho bạn bị đau và mắc bệnh.

 

Bệnh đau thần kinh tọa có nguy hiểm không, đương nhiên là có nếu như bạn không điều trị bệnh một cách kịp thời. Bệnh phát triển ngày càng nặng khiến cho bạn có nguy cơ bị liệt vĩnh viễn. Tuy nhiên người bệnh cần phải nắm được các triệu chứng cơ bản của bệnh để có thể lên được phương án và cách chữa trị kịp thời nhất.

f:id:chuadauthankinhtoa0123:20181227111941j:plain

đau thần kinh tọa có nguy hiểm không

Triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa thường gặp phải

Các triệu chứng mà người bệnh mắc phải đau thần kinh tọa thường gặp như:

  • Khi mới ngủ dậy là đã chớm bị đau, bước đi có dấu hiệu tập tễnh.
  • Cột sống lưng bị ảnh hưởng khiến cho bạn khó lòng co người hay cúi người khi làm việc bình thường.
  • Khi bạn bị mắc bệnh một thời gian, triệu chứng rõ ràng nhất đó là cơn đau chạy dọc suốt từ lưng cho tới tận cẳng chân.
  • Đôi khi việc đi vệ sinh bạn cũng sẽ cảm thấy đau râm ran ở hạ bộ.
  • Khi bạn đi khám xét nghiệm, nhất là chụp chiếu X quang sẽ thấy rõ sự thay đổi ở cấu trúc đĩa đệm xương sống. Nồng độ các chất thay đổi đột ngột ảnh hưởng lên cơ thể.
  • Cơn đau kéo dài âm ỉ và xuyên suốt khi bạn đang làm việc hoặc kể cả đang ngồi nghỉ. Thậm chí nếu nặng hơn thì khi bạn đi ngủ mà xoay trở người bạn vẫn sẽ cảm thấy bị đau.
  • Khí huyết vùng đốt sống lưng bị ứ trệ khiến cho bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, choáng váng khi đi lại.

Cách phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa

Sau khi bạn đã biết được bệnh đau thần kinh tọa có nguy hiểm không, bạn cần phải có được cách thức phòng ngừa bệnh đúng đắn và đem lại hiệu quả.

Những cách phòng ngừa đơn giản

  • Thay đổi tư thế khi làm việc, điều này giúp cho khí huyết lưu thông một cách dễ dàng. Tránh làm việc chỉ trong 1 tư thế suốt một thời gian dài, điều này không hề tốt cho xương khớp của bạn đâu.
  • Bạn bê vác đồ vật cần đúng cách cho dù đồ đạc đó nặng hay nhẹ đi chăng nữa. Luôn giữ cho lưng thẳng rồi mới bê vác đồ nặng, như vậy cột sống của bạn mới không bị ảnh hưởng.
  • Luôn tập luyện các bài thể dục mỗi ngày nhằm giúp kéo giãn cơ bắp và khớp xương. Từ đó ngăn ngừa tối đa nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
  • Ngưng sử dụng các chất kích thích độc hại như rượu, bia, thuốc lá trong quá trình điều trị bệnh của bạn.

Sử dụng thuốc điều trị

Việc xác định xong đau thần kinh tọa có nguy hiểm không, ngoài những cách phòng ngừa đơn giản kể ở trên. Bạn cũng cần nên sử dụng thuốc để việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Các loại thuốc bạn có thể sử dụng bao gồm cả thuốc tân dược hoặc thuốc Đông y. Mỗi loại thuốc đều có tác dụng chữa bệnh riêng biệt cũng như tác dụng phụ kèm theo. Qua đó bạn có thể lựa chọn cho mình được loại thuốc phù hợp nhất.

 

Bài viết vừa rồi đã trả lời cho các bạn câu hỏi: đau thần kinh tọa có nguy hiểm không. Đây là căn bệnh có thể chữa được nếu như bạn điều trị hợp lý và đúng cách ngay từ đầu. Các bạn hãy chú ý các triệu chứng của bệnh để có thể tự chủ động phòng tránh.

Đau dây thần kinh tọa ở chân nguy hiểm như thế nào - Cách điều trị bệnh

 

Đau dây thần kinh tọa ở chân là tập hợp các cơn đau liên tục và dai dẳng ở phần bắp đùi, cẳng chân và thắt lưng. Những cơn đau này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của bạn, khiến bạn khó chịu. Liệu bạn có biết đau dây thần kinh tọa ở chân nguy hiểm thế nào đối với sức khỏe của bạn không? Hãy theo dõi tiếp trong bài viết sau đây.

>> Xem thêm: Đau thần kinh tọa là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả

Thế nào là đau dây thần kinh tọa ở chân ?

Đau dây thần kinh tọa ở chân là tập hợp những cơn đau liên tục và dai dẳng ở vùng hông và thắt lưng, cơn đau này lan tỏa xuống toàn bộ đùi và bắp chân, từ đó khiến bạn di chuyển khó khăn hơn. Ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận động ở chân, nếu không được chữa trị kịp thời, nguy cơ bại liệt là hoàn toàn có thể xảy ra.

 

Những cơn đau chủ yếu chạy dọc theo dây thần kinh tọa, tức là từ phần dây thần kinh L5 cho tới tận dây S1. Cơn đau dây thần kinh tọa ở chân chủ yếu gồm 2 loại là cấp tính và mạn tính:

  • Cơn đau cấp tính là những cơn đau thường xảy ra một cách bất thình lình trong vòng từ vài ngày cho tới vài tuần. Cơn đau nặng hay không còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh của bạn. Cơn đau có thể xuất phát từ cột sống bị tổn thương do trượt đĩa đệm, các dây thần kinh cơ và dây chằng bị chèn….
  • Còn cơn đau dây thần kinh tọa ở chân mạn tính thường kéo dài từ 3 tháng trở lên và nguyên nhân gây nên bệnh thường không rõ ràng. Các yếu tố gây ra cơn đau cho bạn có thể gồm tổn thương ở các dây thần kinh, khớp hoặc các mô sẹo.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa ở chân

Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa ở chân

Các nguyên nhân cơ bản thường gặp của bệnh đau dây thần kinh tọa bao gồm:

  • Do bạn mắc các bệnh lý quan trọng liên quan tới khớp và xương sống. Như là thoát vị đĩa đệm, hẹp cột sống, viêm cột sống dính vào khớp…. Đây là nguyên nhân cơ bản gây nên đau dây thần kinh tọa ở chân.
  • Do bạn mắc phải các chấn thương liên quan tới khả năng vận động hoặc ở cột sống của bạn. Như là chơi thể thao bị chấn thương cơ thể, những cơn sốt thương hàn hoặc tổn thương về thần kinh đều có khả năng gây ra những cơn đau nhất định.
  • Do bạn mắc các bệnh khác như là béo phì, tiểu đường hoặc các bệnh về dạ dày. Hoặc là bạn làm việc quá sức, khuân vác vật quá nặng gây tổn thương cột sống. Từ đó gây ra các bệnh và cơn đau chạy dọc suốt lưng.

 

Những cơn đau dây thần kinh tọa ở chân nếu như không được chữa trị thì sẽ để lại biến chứng nguy hiểm tới cơ thể.

Triệu chứng thường gặp của đau dây thần kinh tọa ở chân

Có rất nhiều triệu chứng mà bạn có thể gặp ở người bị đau thần kinh tọa, trong bài viết này chỉ tổng hợp cho các bạn những triệu chứng cơ bản mà thường gặp nhất của bệnh bao gồm:

  • Cơn đau xuất phát từ phía thắt lưng lần lượt đi theo hông, rồi lan xuống đùi, xuống đầu gối và chạy dọc suốt cẳng chân tới tận gót chân.
  • Cơn đau ở chân của bạn là dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể nhận ra khi bạn bị đau dây thần kinh tọa ở chân.
  • Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng khi bạn mới thức dậy, tùy theo tình trạng bệnh mà mức độ của bệnh tăng dần từ nhẹ tới nặng. Khi bạn nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ tạm thời biến mất.
  • Cơn đau có thể tới đột ngột khi bạn vận động mạnh hoặc hắt hơi bất ngờ. Các cơn đau gây cảm giác như kim châm, kiến bò. Trường hợp nặng có thể gây liệt hoặc mất cảm giác ở bàn chân, không thể hoạt động được.

Hướng điều trị của bệnh đau dây thần kinh tọa ở chân

Việc điều trị bệnh không quá khó nếu như bệnh được phát hiện kịp thời. Bạn hoàn toàn có thể tự chữa trị tại nhà bằng cách sử dụng thuốc giảm đau và nghỉ ngơi thư giãn liên tục khoảng 48 giờ để kiểm tra hiệu quả. Hoặc là có thể chườm nóng vào chỗ bị đau mỗi khi đi làm về để giải phóng mạch máu và các dây thần kinh bị chèn ép.

 

Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau phải có sự cho phép và hướng dẫn của các bác sĩ. Nếu dùng quá liều sẽ có thể gây nguy hại tới cơ thể, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng thuốc giãn cơ để điều trị đau dây thần kinh tọa ở chân.

 

Ngoài ra bạn có thể sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu để giúp tăng khả năng phục hồi của chân. Từ các bài tập vật lý trị liệu, cho tới châm cứu, bấm huyệt, sử dụng các loại máy chiếu nhiệt làm nóng khu vực bị đau…. để giúp giảm đau hiệu quả.

 

Cuối cùng, bạn có thể nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ để phẫu thuật khi mà các biện pháp ở trên không mang lại hiệu quả điều trị. Bạn nên tìm tới những cơ sở y tế tốt nhất để được phẫu thuật và điều trị một cách hiệu quả.

 

Bệnh đau dây thần kinh tọa ở chân là bệnh có thể chữa trị được nếu như được điều trị kịp thời. Hãy tới các cơ sở y tế để khám chữa kịp thời tránh để lại các biến chứng cho cơ thể.

5 Biến chứng thoát vị đĩa đệm nguy hiểm - Đừng chủ quan với bệnh

Bạn cần phải cảnh giác với các biến chứng thoát vị đĩa đệm nguy hiểm có thể xảy ra đối với cơ thể của bạn. Cuộc sống của người bệnh hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó bạn cần nhận biết ra các triệu chứng của bệnh để có thể phòng bệnh một cách sớm nhất. Tìm hiểu 7 biến chứng thoát vị đĩa đệm nguy hiểm trong bài viết dưới đây.

>> Xem thêm: 

https://thitruong.nld.com.vn/tieu-dung/7-dau-hieu-thoat-vi-dia-dem-lung-dac-trung-nhat-dinh-phai-nho-2018083111102839.htm

5 Biến chứng thoát vị đĩa đệm mà bạn cần biết

Biến chứng thoát vị đĩa đệm gây rối loạn vận động

Thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cột sống của bạn, từ đó khả năng vận động của bạn bị ảnh hưởng. Bạn sẽ có những cơn đau kéo dài âm ỉ dọc sống lưng, thắt lưng rồi kéo tới đùi và chân của bạn. Nếu không điều trị tích cực và mau chóng thì sẽ khiến bạn có nguy cơ bị liệt người và mất khả năng đi lại.

Ngoài ra, sinh hoạt thường ngày của bạn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không thể xoay người hay cúi xuống làm việc bình thường. Khi nghỉ ngơi thì cơn đau của bạn có thể tạm biến mất.

Biến chứng thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng tới rễ dây thần kinh

Bệnh thoát vị đĩa đệm khiến cho bạn mất đi khả năng vận động như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là tới rễ dây thần kinh của bạn. Các cơn đau xuất hiện theo dải, từ nhẹ tới nặng, từ vùng thắt lưng cho tới hông rồi lan rộng ra tới gót chân. Thậm chí những cơn hắt hơi cũng có thể khiến bạn bị đau.

Chủ yếu nguyên nhân gây ra đau rễ dây thần kinh là do các dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày không được giải phóng. Việc mắc bệnh thoát vị đĩa đệm càng làm cho việc chèn ép này ngày càng trầm trọng.

Biến chứng thoát vị đĩa đệm gây ra rối loạn đại tiểu tiện

Việc mắc bệnh thoát vị đĩa đệm khiến các đốt sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Ảnh hưởng tới rối loạn cơ tròn, biến chứng rõ ràng nhất đó là sự rối loạn đại tiểu tiện. Bạn sẽ bị mất tự chủ trong quá trình đi tiểu tiện và đại tiện, bạn sẽ không thể kiểm soát được gây ra hiện tượng bí tiểu, đái dầm hoặc sự rỉ ra của nước tiểu không chủ đích.

Biến chứng thoát vị đĩa đệm gây ra sự rối loạn về cảm giác

Ngoài sự gây rối loạn vận động và ảnh hưởng tới rễ dây thần kinh. Thoát vị đĩa đệm còn gây ra sự rối loạn về cảm giác của cơ thể bạn. Những nơi trên cơ thể bị ảnh hưởng của rễ dây thần kinh thì sẽ khiến bạn bị mất cảm giác ở đó. Có những vùng da bị nóng lạnh bất chợt và gây ra chứng tê bì tay chân khiến bạn vận động khó khăn.

Biến chứng thoát vị đĩa đệm có thể gây teo cơ và bại liệt

Như đã nói ở trên, biến chứng thoát vị đĩa đệm có thể khiến bạn mất đi cảm giác và rối loạn khả năng vận động. Chính vì vận động của bạn bị ảnh hưởng khiến nguy cơ teo cơ tăng cao, cơ bắp bị teo lại, khả năng bại liệt hoàn toàn có thể xảy ra. Từ đó ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của bạn.

Điều trị biến chứng thoát vị đĩa đệm như thế nào để hiệu quả

Có nhiều cách để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, trong bài viết này sẽ đề cập cho các bạn biết một vài cách thức để giúp bạn có thể điều trị biến chứng thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Điều trị biến chứng thoát vị đĩa đệm bằng thuốc:

  • Sử dụng thuốc để điều trị bệnh bạn hoàn toàn có thể sử dụng thuốc tân dược hoặc nam dược đều được. Tuy nhiên thì thuốc nam dược an toàn và ít gây ra tác dụng phụ đối với cơ thể hơn.
  • Các loại thuốc bạn đều có thể tìm kiếm dễ dàng ngoài thị trường, bạn có thể mua được ở hiệu thuốc hoặc bệnh viện.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng các liệu pháp vật lý trị liệu

  • Bạn có thể sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu để chữa trị bệnh. Các hình thức vật lý trị liệu thường được sử dụng ở các bệnh viện uy tín và có những máy móc hiện đại. Bạn có thể yên tâm tìm tới để được điều trị.
  • Các hình thức vật lý trị liệu thường được sử dụng là kéo giãn cột sống bằng máy, chiếu nhiệt hồng ngoại làm nóng chỗ bị đau lưng, xoa bóp bấm huyệt hoặc châm cứu…

Thay đổi chế độ dinh dưỡng giúp điều trị hiệu quả bệnh

  • Sử dụng nhiều loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và xương khớp của bạn.
  • Tránh ăn phải những loại thức ăn không rõ nguồn gốc, những chất kích thích có hại cho sức khỏe cột sống của bạn.

Bài viết này hy vọng đã giúp các bạn tìm hiểu về các biến chứng thoát vị đĩa đệm mà bạn nên biết. Hãy giữ sức khỏe và có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý để bạn không bị mắc bệnh. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.