Đau dây thần kinh tọa ở chân nguy hiểm như thế nào - Cách điều trị bệnh

 

Đau dây thần kinh tọa ở chân là tập hợp các cơn đau liên tục và dai dẳng ở phần bắp đùi, cẳng chân và thắt lưng. Những cơn đau này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của bạn, khiến bạn khó chịu. Liệu bạn có biết đau dây thần kinh tọa ở chân nguy hiểm thế nào đối với sức khỏe của bạn không? Hãy theo dõi tiếp trong bài viết sau đây.

>> Xem thêm: Đau thần kinh tọa là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả

Thế nào là đau dây thần kinh tọa ở chân ?

Đau dây thần kinh tọa ở chân là tập hợp những cơn đau liên tục và dai dẳng ở vùng hông và thắt lưng, cơn đau này lan tỏa xuống toàn bộ đùi và bắp chân, từ đó khiến bạn di chuyển khó khăn hơn. Ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận động ở chân, nếu không được chữa trị kịp thời, nguy cơ bại liệt là hoàn toàn có thể xảy ra.

 

Những cơn đau chủ yếu chạy dọc theo dây thần kinh tọa, tức là từ phần dây thần kinh L5 cho tới tận dây S1. Cơn đau dây thần kinh tọa ở chân chủ yếu gồm 2 loại là cấp tính và mạn tính:

  • Cơn đau cấp tính là những cơn đau thường xảy ra một cách bất thình lình trong vòng từ vài ngày cho tới vài tuần. Cơn đau nặng hay không còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh của bạn. Cơn đau có thể xuất phát từ cột sống bị tổn thương do trượt đĩa đệm, các dây thần kinh cơ và dây chằng bị chèn….
  • Còn cơn đau dây thần kinh tọa ở chân mạn tính thường kéo dài từ 3 tháng trở lên và nguyên nhân gây nên bệnh thường không rõ ràng. Các yếu tố gây ra cơn đau cho bạn có thể gồm tổn thương ở các dây thần kinh, khớp hoặc các mô sẹo.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa ở chân

Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa ở chân

Các nguyên nhân cơ bản thường gặp của bệnh đau dây thần kinh tọa bao gồm:

  • Do bạn mắc các bệnh lý quan trọng liên quan tới khớp và xương sống. Như là thoát vị đĩa đệm, hẹp cột sống, viêm cột sống dính vào khớp…. Đây là nguyên nhân cơ bản gây nên đau dây thần kinh tọa ở chân.
  • Do bạn mắc phải các chấn thương liên quan tới khả năng vận động hoặc ở cột sống của bạn. Như là chơi thể thao bị chấn thương cơ thể, những cơn sốt thương hàn hoặc tổn thương về thần kinh đều có khả năng gây ra những cơn đau nhất định.
  • Do bạn mắc các bệnh khác như là béo phì, tiểu đường hoặc các bệnh về dạ dày. Hoặc là bạn làm việc quá sức, khuân vác vật quá nặng gây tổn thương cột sống. Từ đó gây ra các bệnh và cơn đau chạy dọc suốt lưng.

 

Những cơn đau dây thần kinh tọa ở chân nếu như không được chữa trị thì sẽ để lại biến chứng nguy hiểm tới cơ thể.

Triệu chứng thường gặp của đau dây thần kinh tọa ở chân

Có rất nhiều triệu chứng mà bạn có thể gặp ở người bị đau thần kinh tọa, trong bài viết này chỉ tổng hợp cho các bạn những triệu chứng cơ bản mà thường gặp nhất của bệnh bao gồm:

  • Cơn đau xuất phát từ phía thắt lưng lần lượt đi theo hông, rồi lan xuống đùi, xuống đầu gối và chạy dọc suốt cẳng chân tới tận gót chân.
  • Cơn đau ở chân của bạn là dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể nhận ra khi bạn bị đau dây thần kinh tọa ở chân.
  • Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng khi bạn mới thức dậy, tùy theo tình trạng bệnh mà mức độ của bệnh tăng dần từ nhẹ tới nặng. Khi bạn nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ tạm thời biến mất.
  • Cơn đau có thể tới đột ngột khi bạn vận động mạnh hoặc hắt hơi bất ngờ. Các cơn đau gây cảm giác như kim châm, kiến bò. Trường hợp nặng có thể gây liệt hoặc mất cảm giác ở bàn chân, không thể hoạt động được.

Hướng điều trị của bệnh đau dây thần kinh tọa ở chân

Việc điều trị bệnh không quá khó nếu như bệnh được phát hiện kịp thời. Bạn hoàn toàn có thể tự chữa trị tại nhà bằng cách sử dụng thuốc giảm đau và nghỉ ngơi thư giãn liên tục khoảng 48 giờ để kiểm tra hiệu quả. Hoặc là có thể chườm nóng vào chỗ bị đau mỗi khi đi làm về để giải phóng mạch máu và các dây thần kinh bị chèn ép.

 

Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau phải có sự cho phép và hướng dẫn của các bác sĩ. Nếu dùng quá liều sẽ có thể gây nguy hại tới cơ thể, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng thuốc giãn cơ để điều trị đau dây thần kinh tọa ở chân.

 

Ngoài ra bạn có thể sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu để giúp tăng khả năng phục hồi của chân. Từ các bài tập vật lý trị liệu, cho tới châm cứu, bấm huyệt, sử dụng các loại máy chiếu nhiệt làm nóng khu vực bị đau…. để giúp giảm đau hiệu quả.

 

Cuối cùng, bạn có thể nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ để phẫu thuật khi mà các biện pháp ở trên không mang lại hiệu quả điều trị. Bạn nên tìm tới những cơ sở y tế tốt nhất để được phẫu thuật và điều trị một cách hiệu quả.

 

Bệnh đau dây thần kinh tọa ở chân là bệnh có thể chữa trị được nếu như được điều trị kịp thời. Hãy tới các cơ sở y tế để khám chữa kịp thời tránh để lại các biến chứng cho cơ thể.